TÌM HIỂU CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI MÀ VIỆT NAM ĐÃ KÝ KẾT

hiệp định thương mại

Các hiệp định thương mại có thể là song phương hoặc đa phương – nghĩa là giữa hai quốc gia hoặc nhiều hơn hai quốc gia.Và được ký kết khi cả hai bên sẵn sàng giảm bớt hoặc loại bỏ các rào cản thương mại để cải thiện triển vọng kinh tế và thương mại quốc tế. Đây là kết quả của các cuộc đàm phán, thảo luận giữa các quốc gia có chủ quyền quy định các điều khoản về trao đổi hàng hóa và dịch vụ được chấp nhận giữa các bên.

Các bạn hãy cùng Tân Minh Trí tìm hiểu về các Hiệp định thương mại mà nước ta đã ký kết nhé.

1. Hiệp định thương mại – Trade Agreemnt là gì?

Hiệp định thương mại (Trade Agreement), là một văn bản mang tính chất pháp lý quốc tế, dựa trên nguyên tắc là thỏa thuận và đảm bảo những lợi ích của nhau nhằm thực hiện các hoạt động kinh tế, thương mại. Từ hiệp định thương mại này, các quốc gia cùng thỏa thuận tìm kiếm những điều kiện nhằm hướng đến mục tiêu thương mại quốc tế của quốc gia đó.

2. Vai trò của hiệp định thương mại:

Hiệp định thương mại đóng góp nhiều vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế thương mại của quốc gia.

  • Giảm hoặc loại bỏ thuế quan nếu đủ điều kiện, giảm bớt các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu
  • Tạo ra hành lang pháp lý trong quan hệ thương mại song phương hoặc đa phương.
  • Mang lại lợi ích cho người tiêu dùng từ việc đa dạng mặt hàng, loại hàng, chất lượng hàng cải thiện tốt hơn, chi phí ưu đãi hơn.
  • Bảo vệ các lợi ích cạnh tranh ở các quốc gia khác, mang lại cho sản phẩm của bạn lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm từ các quốc gia khác.

Ngoài ra, hiệp định thương mại còn mang lại các lợi ích như:

  • Khuyến khích đầu tư
  • Cải thiện nền kinh tế và phúc lợi xã hội
  • Tạo việc làm
  • Nâng cao mức sống cho người dân trong nước

3. Thông tin về các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết:

3.1 Hiệp định thương mại tự do (FTA):

Hiệp định thương mại tự do là bản thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia nhằm giảm bớt các rào cản đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia đó. Các quốc gia ký kết hiệp định đồng ý về trách nhiệm và nghĩa vụ tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ hay các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ của quốc gia.

Theo chính sách FTA, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán xuyên biên giới quốc tế với rất ít hoặc không có thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp hoặc cấm đoán của chính phủ nhằm ngăn cản việc trao đổi mua bán.

Tìm hiểu thêm về: Booking Note là gì? 10 tiêu chí quan trọng của Booking Note

3.2 Một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực:

3.2.1 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Là cụm từ viết tắt của ASEAN Free Trade Area là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.

Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. Có thể nói AFTA là một khu vực thương mại tự do lớn đóng vai trò quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn là chính trị, văn hóa, đối ngoại.

Hiệp định bao gồm 10 nước ASEAN: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam được ký vào ngày 28/01/1992 tại Singapore, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993.

3.2.2 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) ACFTA là một khu vực thương mại tự do năng động với dân số trên 1,9 tỉ người và tổng GDP lên tới 6000 tỷ USD. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc.

hiệp định thương mại ACFTA
Hiệp định thương mại ACFTA

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) được bắt đầu thực hiện với việc ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002.

Để cụ thể hóa Hiệp định khung này, ASEAN và Trung Quốc đã đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11 năm 2004, Hiệp định dịch vụ ASEAN-Trung Quốc vào năm 2007 và Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc năm 2009. Hiệp định ACFTA chính thức có hiệu lực đầy đủ từ ngày 01/01/2010.

Nội dung chính của ACFTA là qui định về tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và hoạt động đầu tư, cam kết cắt giảm và xóa bỏ 90% số dòng thuế quan, trong đó 10% số dòng thuế quan sẽ được thực hiện ngay cùng với “ chương trình thu hoạch sớm” (ESH).

Cụ thể 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc bao gồm các hiệp định như sau:

  • Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện được ký vào ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh, Campuchia, có hiệu lực từ ngày 1/1/2005.
  • Hiệp định về Thương mại Hàng hóa được ký vào ngày 29/11/2004 tại Lào, có hiệu lực từ tháng 7/2005.
  • Hiệp định về Thương mại Dịch vụ được ký vào ngày 14/01/2007 tại Cebu, Philippines, có hiệu lực từ 01/07/2007.
  • Hiệp định về Đầu tư được ký vào ngày 15/08/2009 tại Bangkok, Thái Lan, có hiệu lực từ tháng 2/2010.

3.2.3 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN –  Ấn Độ (AIFTA) gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Ấn Độ bao gồm các hiệp định:

  • Thỏa thuận khung được ký vào ngày 8/10/2003 tại Bali -Indonesia, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
  • Hiệp định về thương mại hàng hóa được ký vào ngày 13/8/2009 tại Bangkok, Thái Lan và 24/10/2009 tại Hà Nội, Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
  • Hiệp định về Đầu tư được ký vào ngày 12/11/2014 tại Nay Pyi Taw, Myanmar, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015
  • Hiệp định về Dịch vụ được ký vào ngày 13/11/2014 tại Nay Pyi Taw, Myanmar, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.

3.2.4 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Hàn Quốc bao gồm các hiệp định:

  • Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện được ký vào ngày 13/12/2005 tại Kuala Lumpur, Malaysia, có hiệu lực từ 01/07/2006
  • Hiệp định về Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc được ký vào ngày 24/08/2006 tại Kuala Lumpur, Malaysia, có hiệu lực từ 01/07/2006
  • Hiệp định về Thương mại Dịch vụ ASEAN-Hàn Quốc được ký vào ngày 21/11/2007 tại Singapore
  • Hiệp định về Đầu tư ASEAN-Hàn Quốc được ký vào ngày 02/06/2009 tại đảo Jeju, Hàn Quốc

Ngoài ra còn có các hiệp định thương mai quan trọng khác mà nước ta đã ký kết và đem lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia và người tiêu dùng từ việc đa dạng mặt hàng, loại hàng, chất lượng hàng hoá.

hiệp định thương mại VCFTA
Hiệp định thương mại VCFTA
Hiệp định thương mại AKFTA
Hiệp định thương mại AKFTA
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký vào ngày 25/12/2008, có hiệu lực từ 01/10/2009.
  • Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc / New Zealand (AANZFTA), gồm 12 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Úc, New Zealand được ký vào ngày 27/02/2009 tại Thái Lan, có hiệu lực vào 1/1/2010. Hiệp định có hiệu lực đối với tất cả các nước vào ngày 10/1/2012.
  • Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chile (VCFTA) được ký vào ngày 11/11/2011 tại Honolulu, Hawaii, Mỹ, có hiệu lực từ  01/01/2014
  • Liên minh kinh tế Việt Nam – Á  Âu (VN – EAEU FTA), gồm 6 thành viên: Việt Nam, Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan, được ký vào ngày 29/05/2015 tại Kazakhstan, có hiệu lực từ 05/10/2016.
  • Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hồng Kông (AHKFTA), gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Hồng Kông, được ký vào ngày 12/11/2017 tại Manila, Philippines, có hiệu lực với các quốc gia Hong Kong (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/06/2019 và có hiệu lực đầy đủ thành viên còn lại từ ngày 12/02/2021.
  • Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA), gồm Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Châu  u, được ký vào ngày 30/06/2019, có hiệu lực từ 01/08/2020.
  • Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) được ký vào ngày 29/12/2020 tại Vương quốc Anh, có hiệu lực từ 01/05/2021.
  • Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), gồm 16 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand được ký vào ngày 15/11/2020 tại Hà Nội, Việt Nam, có hiệu lực ngày 01/01/2022.
  • Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Nhật Bản được ký vào tháng 4/2008, có hiệu lực từ ngày 1/12/2008. Riêng đối với Malaysia có hiệu lực từ 1/2/2009.
  • Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), gồm 11 thành viên: Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam, được ký vào ngày 08/03/2018 tại Santiago, Chile, có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019.

Hi vọng viết bài viết Các Hiệp Định Thương Mại mà Việt Nam Đã Ký Kết đã đem đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi bài viết của Tân Minh Trí. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

Bài viết nổi bật: Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình làm Thủ Tục Hải Quan?

Đăng ký ngay khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế 100% của tanminhtri.edu.vn tại:

Facebook: https://www.facebook.com/Tan.Minh.Tri

Website: https://tanminhtri.edu.vn/

Hotline: 0392272095

Emailtanminhtri.xnk@gmail.com

Địa chỉ:

CƠ SỞ 1: 69/35 C Nguyễn Gia Trí, phường 25, Bình Thạnh
CƠ SỞ 2 : 145/5 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long B, Thủ Đức
CƠ SỞ 3: 1/47 Võ Oanh, phường 25, Bình Thạnh
CƠ SỞ 4: số nhà 3a, ngõ 65, phố Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo