C/O LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA – Certificate of Origin(C/O)

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O là gì? Tại sao lại cần phải có C/O?

C/O là một chứng từ quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu. Vì vậy việc nắm rõ về khái niệm,nội dung cũng như cách thức xin C/O rất cần thiết đối với 1 nhân viên ngành Xuất nhập khẩu.

Hãy cùng Tân Minh Trí tìm hiếu chi tiết qua bài viết: CO là gì? Tìm hiểu về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) các bạn nhé!

……………………………………….

1.C/O LÀ GÌ?

C/O LÀ GÌ?
Thuật ngữ trong tiếng Anh là Certificate of Origin, thường được viết tắt là C/O

Là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Một chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền – Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI) cấp.

Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.

2. C/O ĐƯỢC CẤP CƠ QUAN TỔ CHỨC NÀO?

Ở Việt Nam Bộ công thương cấp C/O. Bên cạnh đó Bộ công thương ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức cấp một số loại C/O nhất định:

VCCI: cấp C/O form A, B…

Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …

Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…

Tìm hiểu thêm về: Booking Note là gì? 10 tiêu chí quan trọng của Booking Note

3.VAI TRÒ CỦA C/O?

Vai trò của C/O 1: Ưu đãi thuế quan:

Việc xác định được xuất xứ của hàng hóa để phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi. Từ đó áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

Vai trò của C/O 2: Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá:

Để ngăn chặn việc hàng hóa của một nước có thể bán phá giá tại nước khác và việc áp dụng thuế chống trợ giá. Việc đầu tiên cần làm chính là xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Vai trò của C/O 3: Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch :

Việc xác định xuất xứ giúp việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn góp phần xúc tiến thương mại.

4.ĐẶC ĐIỂM CỦA C/O:

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O được cấp theo một quy tắc xuất xứ xác định và được thừa nhận tại các quốc gia nhập khẩu

C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì sẽ được hưởng ưu đãi tương ứng khi nhập khẩu. Thông thường C/O trong xuất nhập khẩu có tên hoặc mẫu cụ thể để biết mức thuế quan hay chính sách của hàng hóa được hỗ trợ tại các quốc gia.

Điều này có nghĩa là chứng từ C/O cần gắn liền với một hợp đồng ngoại thương cụ thể, có đầy đủ các thông tin của bên mua, bên bán, thông tin về hàng hóa, quy cách đóng gói, số lượng, trọng lượng,…

5.Các mẫu C/O:

Vào năm 2022, Việt Nam đã tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt với mẫu giấy chứng nhận xuất xứ.Ngoài ra, còn có các mẫu C/O thường, xác nhận xuất xứ hàng hóa mà không cấp ưu đãi đặc biệt về thuế.

Do đó sẽ có khá nhiều loại C/O, tùy theo từng lô hàng cụ thể : loại hàng gì, đi, đến từ nước nào mà bạn sẽ xác định mẫu C/O mình cần.

Hiện nay có các loại C/O phổ biến:

C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)

C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)

C/O mẫu E (ASEAN – Trung Quốc)

C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn Quốc)

C/O mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản)

C/O mẫu VJ (Việt nam – Nhật Bản)

C/O mẫu AI (ASEAN – Ấn Độ)

C/O mẫu AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)

C/O mẫu VC (Việt Nam – Chile)

C/O mẫu S (Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)

C/O LÀ GÌ?
MẪU C/O FORM D
C/O
MẪU C/O FORM E

6.Quy trình xin cấp C/O tại Việt Nam:

Bước 1:

– Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân (xem thêm tại www.ecosys.gov.vn )

– Nếu xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.

Bước 2:

Scan hồ sơ thương nhân và nộp online lên hệ thống ecosys để chờ xét duyệt. DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:

– Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN.

– Mẫu C/o (A, B, D, E, AJ, AK, VK, VJ,…)

– Hóa đơn thương mại: 1 bản gốc do DN phát hành.

– Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”) ngoại trừ các lô C/o cho hàng máy bay không cần phải hoàn thành thủ tục hải quan và được xin trước 1-2 ngày bay.

– Packing List: 1 bản gốc của DN

– Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”.

– Quy trình sản xuất

Bước 3:

Khai báo online trên hệ thống Ecosys (Bộ Công Thương cấp phép) https://ecosys.gov.vn/Homepage/HomePage.aspx  hoặc Comis (VCCI cấp phép) http://comis.covcci.com.vn/, chờ cấp số tiếp nhận doanh nghiệp in phiếu c.o draft đã được khai báo trên hệ thống.

Bước 4:

Nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ Công Thương và VCCI chờ cấp phép, đóng dấu và nhận lại co đã được cấp phép dựa trên thời gian quy định hoặc thời gian trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bài viết nổi bật: Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình làm Thủ Tục Hải Quan?

Đăng ký ngay khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế 100% của tanminhtri.edu.vn tại:

Facebook: https://www.facebook.com/Tan.Minh.Tri

Website: https://tanminhtri.edu.vn/

Hotline: 0392272095

Emailtanminhtri.xnk@gmail.com

Địa chỉ:

CƠ SỞ 1: 69/35 C Nguyễn Gia Trí, phường 25, Bình Thạnh
CƠ SỞ 2 : 145/5 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long B, Thủ Đức
CƠ SỞ 3: 1/47 Võ Oanh, phường 25, Bình Thạnh
CƠ SỞ 4: số nhà 3a, ngõ 65, phố Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo